Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Câu 1: Nguồn gốc của ngôn ngữ

I, cần trình bày được các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ
 1,Thuyết tượng thanh
 2,Thuyết cảm thán
 3,Thuyết cảm thán trong lao động
 4,Thuyết khế ước xã hội
 5,Thuyết ngôn ngữ cử chỉ

II, Nguồn gốc ngôn ngữ
-Ăng ghen đã viết: "Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cũng nảy sinh với lao động"

1,Ngôn ngữ phát triển cùng với tư duy trừu tượng
 Bước quyết định trong quá trình vượn biến thành người là sự kiện đôi tay được giải phóng.
đôi tay giải phóng => con người có thể chế tạo được công cụ lao động
nhờ công cụ lao động => mà năng lực tư duy trừu tượng phát triển
 Tóm lại, tư duy trừu tượng của con người đã lón lên cùng lao động, nhưng tư duy trừu tượng không thể tồn tại trần trụi, thoát khỏi dữ liệu, cho nên tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đòi

2,Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu giao tiếp
s Sự phát triển của lao động đã dẫn đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm  mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để con người giúp đỡ lẫn nhau,hợp tác lẫn nhau và làm cho mỗi cá nhân ngày càng ý thức rõ rệt hơn đối với lợi ích của sự hợp tác ấy,
 Tóm lại, do nhu cầu giao tiếp nên cần ngôn ngữ

=>Nói ngắn gọn hơn, lao động quyết định sự ra đời của ngôn ngữ. Một mặt, lao động làm cho con người phải có ngôn ngữ để nói với nhau. mặt khác lao động làm cho người ta cần phải có ngôn ngữ để tiến hành tư duy, hình thành tư tưởng.

3, Ngôn ngữ  âm thanh của loài người
Muốn có ngôn ngữ thì phải có tư duy trừu tượng và khả năng phát âm rõ ràng.
 Trong quá trình lao động, cơ thể con người ngày càng hoàn thiện hơn, trong đó có cơ quan phát âm
dẫn đến ngôn ngữ âm thanh phân biệt loài người với động vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét